Mộc Phú Thịnh gợi ý top 10 phong cách thiết kế nội thất thịnh hành 2024. Nhằm giúp gia chủ có được lựa chọn phù hợp và tốt nhất để kiến tạo không gian sống cho gia đình.
1. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển (Classic Style)
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển (hay còn được gọi là Classic Style) là một phong cách đặc trưng trong kiến trúc nhà ở. Bởi phong cách này mang lại sự sang trọng, lịch lãm và tinh tế cho không gian.
Thường, với không gian sống cổ điển sẽ mang lại cho gia chủ cảm giác quý phái và đẳng cấp. Nguồn cảm hứng của thiết kế này được lấy cảm hứng từ các kiến trúc và nghệ thuật của các thời kỳ cổ điển như La Mã, Hy Lạp cổ đại hay Phục Hưng.
Một số đặc trưng của nội thất cổ điển:
Chất liệu: Sử dụng các chất liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, đá tự nhiên, da thật và kim loại,... Chúng được mài bóng, chạm khắc hoặc đính đá quý.
Màu sắc: Gam màu trầm như nâu, vàng, đỏ, xanh đậm và xám,... là những lựa chọn tiêu biểu để tạo ra sự ấm áp và đẳng cấp cho căn nhà. Các gam màu này thường được kết hợp để tạo nên sự đồng điệu cho tổng thể không gian.
Kiểu dáng: Nội thất cổ điển sẽ được sử dụng các đường nét cong, hình học phức tạp và hoa văn tinh tế, cầu kỳ. Các chi tiết như chân ghế chạm khắc, cánh cửa cong,,... để tạo ra sự phong phú và độc đáo cho không gian
Trang trí: Gia chủ có thể sử dụng các phụ kiện trang trí như đèn chùm lộng lẫy, gương phản chiếu, bức tranh cổ điển hoặc các tác phẩm nghệ thuật để tạo điểm nhấn, giúp không gian trở nên phong phú, ấn tượng hơn.
2. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển (NeoClassical/Neo Classic)
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển (hay còn gọi là Neoclassical) là sự kết hợp giữa các yếu tố mang tính cổ điển và hiện đại. Điều này, tạo nên không gian sống đẳng cấp và hết sức thời thượng.
Một số đặc trưng của phong cách Tân cổ điển:
Chất liệu: Tương tự như phong cách cổ điển, tân cổ điển cũng được khuyến khích sử dụng các chất liệu như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp cao cấp, đá, da và kim loại,... Bề mặt các chất liệu này sẽ được hoàn thiện một cách tinh tế mà bắt mắt.
Màu sắc: Các gam màu trung tính và tươi sáng như trắng, xám, be và màu nude,... đặc biệt được yêu thích. Bên cạnh đó là các màu sắc tươi sáng có thể được sử dụng như điểm nhấn để tạo ra sự sôi động và sinh động hơn.
Kiểu dáng: Các mẫu nội thất sẽ vừa mang vẻ đẹp độc đáo của các hoa văn tinh xảo, kết hợp cùng đó là nội thất thông minh đa năng giúp gia tăng tiện nghi cho không gian.
Trang trí: Đèn chùm hiện đại, gương trang trí và các tác phẩm nghệ thuật đương đại,... là những ý tưởng giúp anh/chị tạo điểm nhấn và làm cho không gian trở nên phong phú và sôi động
3. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại (Modernism)
Phong cách thiết kế nội thất phòng khách hiện đại (hay còn được gọi là Modernism) là một trào lưu nghệ thuật và thiết kế được phát triển đầu thế kỷ 20. Đây là kiểu thiết kế đoạn tuyệt với hầu hết các yếu tố cổ điển, nhằm nhấn mạnh vào sự đơn giản, tính chức năng và sự hiện đại trong thiết kế và cả cách bố trí nội thất.
Nội thất hiện đại đặc biệt phù hợp cho không gian chung cư, căn hộ. Hướng thiết kế này sẽ giúp không gian sống của gia đình trở nên thanh lịch, đẹp mắt và yên bình hơn bao giờ hết.
Mẫu 01 về phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Mẫu phòng bếp theo phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Một số đặc trưng của nội thất hiện đại:
Chất liệu: Ưu tiên các chất liệu mang tính linh hoạt và hiện đại cho không gian, có thể là gỗ, kim loại, kính hoặc nhựa,... Những chất liệu này giúp các nhà sản xuất thỏa sức sáng tạo, mang lại nhiều mẫu mã, kiểu dáng thiết kế, phù hợp cho nhiều không gian sống khác nhau.
Màu sắc: Một lần nữa, các gam màu trung tính như trắng, xám, đen và nâu được gọi tên. Đây là những màu sắc được ưa chuộng, nhằm tạo nên không gian đơn giản, đẹp tinh tế và hiện đại.
Kiểu dáng: Thường nội thất thông minh đa năng đặc biệt được lựa chọn. Tích hợp cùng đó là các công nghệ, thiết bị hiện đại như hệ thống âm thanh, đèn chiếu sáng,... để tăng tiện ích cho nội thất.
Trang trí: Để tránh rườm rà, thường gia chủ chỉ sử dụng các món đồ trang trí mang lại tiện ích. Tránh sự cồng kềnh hay rối mắt cho tổng thể. Tùy sở thích gia chủ có thể treo đồng hồ, chậu cây, bình hoa nhỏ,...
4. Phong cách thiết kế nội thất sang trọng (Luxury)
Phong cách thiết kế nội thất sang trọng (hay còn gọi là phong cách luxury) là một phong cách nổi bật bởi vẻ ngoài đầy ấn tượng và lộng lẫy. Điều này có được là nhờ vào việc sử dụng các vật liệu cao cấp, các chi tiết trang trí tinh xảo, sang trọng và sự chăm sóc tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Phong cách thiết kế nội thất sang trọng
Phong cách thiết kế nội thất sang trọng trang trí tinh xảo
Một số đặc trưng của nội thất luxury:
Chất liệu: Các chất liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, da thật, đá quý, kính hoặc kết hợp cùng đó là vải cao cấp như lụa, satin,... Những chất liệu này không chỉ tạo ra vẻ đẹp sang trọng mà còn nâng cao chất lượng và độ bền của sản phẩm nội thất.
Màu sắc: Gia chủ nên sử dụng các gam màu sang trọng như vàng, bạc, đỏ ruby, xanh lá cây sâu và đen để tạo ra sự ấn tượng và đẳng cấp cho không gian.Việc kết hợp các màu sắc này một cách tinh tế và hài hòa sẽ tạo ra không gian nội thất đẳng cấp.
Kiểu dáng: Các đồ nội thất thường luxury thường có kiểu dáng độc đáo và tinh tế, với các đường nét cong, họa tiết hoa văn phức tạp và các chi tiết chạm khắc hoặc mạ vàng. Điều này tạo ra một không gian sống ấn tượng và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Trang trí: Đèn chùm lộng lẫy, đèn trang trí có kiểu dáng độc đáo hoặc đèn led chất lượng cao là những lựa chọn phổ biến. Cùng với đó là các phụ kiện như gương phản chiếu, bức tranh nghệ thuật, các tác phẩm điêu khắc và đồ trang sức để không gian sống động, tinh tế hơn.
5. Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải (Mediterranean Revival)
Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải (hay còn được gọi là Mediterranean Revival) là xu hướng thiết kế lấy cảm hứng từ kiến trúc và nghệ thuật truyền thống của các khu vực ven biển ở các quốc gia trong vùng Địa Trung Hải. Có thể là Ý, Tây Ban Nha hay Hy Lạp,... Với phong cách Địa Trung Hải sẽ mang lại cho không gian sự ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên và sự lãng mạn.
Phong cách Địa Trung Hải sẽ mang lại cho không gian sự ấm cúng, gần gũi
Phong cách Địa Trung Hải sẽ mang lại cho không gian sự ấm cúng, gần gũi
Một số đặc trưng của phong cách Địa trung hải:
Chất liệu: Các chất liệu nguồn gốc tự nhiên được sử dụng nhiều hơn cả, có thể là gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hoặc gạch. Đây là những chất liệu mang lại không gian sống gần gũi với thiên nhiên, giúp tạo điểm nhấn cho căn nhà.
Màu sắc: Các gam màu phổ biến là những màu ấm áp và rực rỡ như màu nâu đất, màu xanh dương, màu đỏ thẫm và màu cam,... Gia chủ có thể kết hợp các màu sắc này với nhau để tạo nên gam màu đặc biệt, độc đáo nhất.
Kiểu dáng: Đồ nội thất theo phong cách Địa trung hải thường có kiểu dáng cong mềm mại, với các hoa văn tinh tế. Các chi tiết trang trí trên nội thất thường gặp như là: chấm bi, họa tiết hoa văn hoặc tượng điêu khắc,... nhằm tạo ra sự lãng mạn và sang trọng.
Trang trí: Đèn trang trí có kiểu dáng cổ điển, đèn chùm thủy tinh, đèn treo kim loại kết hợp cùng đó là các loại cây cối (cây olive, cây cypress và cây lavender,...) giúp tạo sự tươi mới và thư giãn cho không gian.
6. Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism)
Phong cách thiết kế tối giản (hay còn gọi là phong cách Minimalism) là một phong cách thiết kế tập trung vào việc loại bỏ những chi tiết rườm rà, không cần thiết để tạo ra sự đơn giản, tinh tế và tiện ích. Xu hướng thiết kế này thường nhấn mạnh vào sự sắp xếp, bày trí gọn gàng, sự rõ ràng trong các đường nét và màu sắc, các chất liệu và đồ trang trí được sử dụng.
Một số đặc trưng của nội thất tối giản:
Chất liệu: Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thép, bê tông,... là những chất liệu phổ biến để tạo nên sự đơn giản và tối giản trong cấu trúc nhà ở. Các bề mặt nội thất tối giản thường được hoàn thiện một cách mịn màng và không có nhiều chi tiết trang trí
Màu sắc: Những gam màu trung tính như trắng, đen, xám và nâu sẽ giúp tạo ra sự thanh lịch và tinh tế cho không gian phong cách tối giản.
Kiểu dáng: Như tên gọi của nó, đồ nội thất theo phong cách tối giản thường sử dụng các đường nét và hình dạng đơn giản, không phức tạp, tạo ra một không gian trật tự và dễ dàng nhìn nhận.
Trang trí: Không sử dụng các món đồ trang trí không mang lại tiện ích. Đơn giản các đồ trang trí chính là chìa khóa tạo nên không gian sống tối giản, đẹp mắt.
7. Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Indochine)
Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (hay còn được gọi là phong cách Indochine) là phong cách thiết kế kết hợp giữa yếu tố truyền thống của các nền văn hóa Đông Á và Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam, Lào và Campuchia. Cùng với đó là sự ảnh hưởng và giao thoa từ các nền văn hóa Pháp và các nước phương Tây. Nhờ đó, nhà ở thiết kế theo phong cách này thường mang lại sự sang trọng, ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên.
Một số đặc trưng của nội thất Đông Dương:
Chất liệu: Sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, rơm, và đá để tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên và mang lại cảm giác ấm áp cho không gian.
Màu sắc: Những màu tự nhiên như màu nâu đậm, màu xanh lá cây và màu xanh dương nhạt để tạo ra sự ấm áp và bình yên cho không gian.
Kiểu dáng: Các đồ nội thất thường Đông Dương có các kiểu dáng truyền thống của các nền văn hóa Đông Á. Anh/chị dễ dàng bắt gặp như các chiếc ghế thấp, bàn trà thấp hay tủ kệ có đường nét cong và hoa văn tinh tế,...
Trang trí: Sử dụng đèn trang trí hay các hoa văn truyền thống hoặc các chi tiết trang trí chấm bi, chữ Hán,... sẽ tạo ra sự phức tạp và tinh tế cho không gian.
8. Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian)
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (hay còn được gọi là phong cách Scandinavian) là kiểu thiết kế nội thất xuất phát từ các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. là Đây là phong cách có sự kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp, sự tối giản và tính tiện ích.
Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng bởi sẽ mang lại cho không gian sự giản dị, ấm áp và thoải mái. Một số đặc trưng của nội thất Bắc Âu:
Chất liệu: Các vật liệu tự nhiên như gỗ, da và vải cotton thường được dùng cho phong cách Bắc Âu, để tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên và mang lại cảm giác ấm áp cho không gian.
Màu sắc: Cũng như phong cách tối giản, Bắc Âu thường dùng các màu trung tính như xám và nâu gỗ tự nhiên sẽ giúp tạo ra vẻ đẹp cuốn hút.
Kiểu dáng: Nội thất phong cách này có kiểu dáng đơn giản và các đường nét góc cạnh mạnh mẽ, tạo nên những mẫu nội thất gọn gàng đáp ứng công năng sử dụng.
Trang trí: Thay vì các món đồ trang trí cồng kềnh, gia chủ nên chọn đồ decor nhỏ gọn vừa mang chức năng trang trí vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày một cách hiệu quả nhất.
9. Phong cách thiết kế nội thất Vintage
Phong cách thiết kế nội thất Vintage là sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và retro từ các thập niên trước. Thông thường sẽ là những năm 1940 ->1970, kiểu thiết kế này mang lại sự độc đáo, cá nhân hóa và có lịch sử cho không gian sống. Đồng thời cũng sẽ tạo ra một cảm giác ấm áp và gần gũi với quá khứ.
Một số đặc trưng của nội thất Vintage:
Chất liệu: Cũng sẽ ưu tiên sử dụng nội thất làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Kết hợp với đó có thể là chất liệu da, kim loại hoặc vải để tạo ra vẻ đẹp hoài cổ.
Màu sắc: Nội thất vintage thường sử dụng những gam màu nhẹ nhàng, nhã nhặn như màu trắng, màu kem và màu xanh nhạt.
Kiểu dáng: Việc lựa chọn đồ nội thất cho phong cách này phải mang tính hoài cổ và có dấu ấn của thời gian. Có thể là những chiếc đồng hồ cũ, bộ sofa sờn cũ, những bức tranh xưa cũ hay đèn chùm cầu kỳ,… Đây là những gợi ý mang tính thẩm mỹ cao cho không gian sống.
Trang trí: Anh/chị có thể sử dụng những những đồ vật cổ để trang trí như tranh treo, đồng hồ, lọ hoa, gối tựa,… Hoặc cũng có thể là sàn gỗ, thảm trải sàn,... để không gian đẹp mắt và ấn tượng hơn.
Phong cách thiết kế nội thất Vintage
10. Phong Cách thiết kế nội thất Wabi Sabi
Phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi là xu hướng nội thất hơi phương Đông xuất phát từ Nhật Bản. Kiểu nội thất này sẽ tập trung vào sự đơn giản, tự nhiên và sự đẹp của sự không hoàn hảo và thoái hóa.
Điều này nghĩa là các kiến trúc sư tôn trọng nét đẹp của những thứ chưa hoàn thiện. Bởi vẻ đẹp bất biến và không bảo toàn lại chính là sự sinh tồn, cũng là ý nghĩa của phong cách thiết kế này.
Phong Cách thiết kế nội thất Wabi Sabi
Kiểu bếp theo phong cách nội thất Wabi Sabi
Một số đặc trưng của phong cách Wabi Sabi:
Chất liệu: Phong cách Wabi Sabi sẽ sử dụng các vật liệu từ hữu cơ đến từ tự nhiên, gần như loại bỏ các công đoạn gia công làm sạch và đánh bóng. Phổ biến là gỗ mộc, kim loại thô, thổ cẩm, đá hoặc đất sét…
Màu sắc: Khi chọn màu sắc, anh/chị nên lấy cảm hứng từ thiên nhiên, chọn các gam màu như màu của đất, màu của gỗ, mây tre, của cỏ cây hoa lá hay sợi vải tự nhiên.
Kiểu dáng: Nên chọn sử dụng các đồ nội thất và vật dụng đơn giản, tự nhiên và không có quá nhiều họa tiết trang trí. Nhằm mục đích tạo ra sự yên bình và cảm giác thoải mái trong không gian sống.
Trang trí: Anh/chị có thể trang trí không gian một cách thoải mái bằng những món đồ handmade hoặc cây xanh,... sẽ tạo nên được nét đẹp quyến rũ đặc biệt cho không gian
Như vậy, Mộc Phú Thịnh vừa tổng hợp và chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích về top 10 phong cách nội thất phổ biến nhất năm. Tin chắc rằng với nguồn tin này, anh/chị đã có thêm cho mình sự lựa chọn hoàn mỹ nhất. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ tư vấn thiết kế nội thất, liên hệ ngay Mộc Phú Thịnh nhé.
- Tổng hợp các mẫu chung cư nội thất chung cư 70m2 đẹp nhất hiện nay (2024-12-20)
- Top Mẫu Thiết Kế Nội Thất Chung Cư 2 Phòng Ngủ Được Yêu Thích Nhất 2025 (2024-12-18)
- Tổng hợp các mẫu thiết kế nội thất chung cư 45m2 đẹp, tối ưu chi phí (2024-12-13)
- Tổng hợp mẫu thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ đẹp nhất (2024-12-05)
- 20+ Mẫu thiết kế nội thất chung cư tân cổ điển đẹp nhất hiện nay (2024-11-29)
- Tổng hợp các mẫu thiết kế nội thất chung cư 100m2 hiện đại và sang trọng nhất (2024-11-27)
- Tìm hiểu từ A đến Z phong cách thiết kế nội thất Mix & Match (2024-11-23)
- Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian là gì? Đặc trưng của phong cách Bắc Âu (2024-11-20)
- Phong cách thiết kế nội thất Industrial là gì? Đặc trưng và các mẫu thiết kế đẹp nhất (2024-11-14)
- Phong cách thiết kế nội thất Indochine là gì? Đặc trưng và các mẫu thiết kế HOT nhất (2024-11-11)